- KHOA CÔNG TRÌNH THỦY – ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
«-(¯`v´¯)-«::....Welcome to Công trình Thủy -:- Forever love you...::»-(¯`v´¯)-»

Thứ Năm, tháng 9 15, 2011

Những thước phim quý giá về chiến tranh Việt Nam - The precious footage of Vietnam War (P4)

Tập 4 : Sự thử thách trong vùng Tam giác sắt 
Episode 4: The challenge in the Iron Triangle 
“Tam Giác Sắt” - nổi tiếng khắp miền Nam từ thời kế hoạch Staley -Taylor.
“Tam Giác Sắt” cái tên do chính quân viễn chinh Mỹ đặt (Iron Trianggle) để chỉ một vùng đất mà trung tâm của nó hiện trên bản đồ một hình tam giác với các đỉnh là thị tứ Bến Súc, thị trấn Bến Cát và một điểm trên sông Thị Tính gần chỗ gặp sông Sài Gòn. Nó bao trùm phần đất liền nhau của 3 huyện Củ Chi- Bến Cát - Trảng Bàng, cách sông Sài Gòn từ 30 - 50 cây số về phía Bắc - Tây Bắc, ở vị trí trung gian giữa 2 chiến khu lớn của miền Đông Nam bộ đó là: Chiến khu Đ và Dương Minh Châu. 
Riêng trên địa phận huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương: “Tam Giác Sắt” được nằm trên vùng đất 3 xã An Điền, An Tây và An Phú thuộc khu vực phía Tây Nam huyện Bến Cát. Nên thường được gọi là Địa đạo Tây Nam Bến Cát. Nơi đây từng là căn cứ của Huyện ủy Bến Cát, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn... mà bao nhiêu cố gắng của quân Ngụy và quân Mỹ đều thất bại, lực lượng cách mạng vẫn tồn tại. Bởi vì, họ có chỗ dựa của lòng dân, họ có thế trận của chiến tranh nhân dân Việt Nam mà địa đạo là một trong những sáng tạo độc đáo của nhân dân 3 xã Tây Nam Bến Cát, trong 2 cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
Cái tên “Tam Giác Sắt” đã ít nhất 3 lần bị gạch chéo ở vùng căn cứ của Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Chính từ những điều đó mà “Tam Giác Sắt” trở thành chiến trường của những cuộc đọ sức quyết liệt nhất. Nó đã sản sinh ra “Củ Chi đất thép thần đồng” - Quê hương của địa đạo. Hàng triệu ngày công của nhân nhân nơi đây đã bỏ ra từ thời kháng chiến chống Pháp để đào địa đạo, đã làm cho một đại tá của Mỹ phải thừa nhận “Nó mạnh ở chỗ trên mặt đất thì hầu như không thể nào xâm nhập được, mà dưới đất thì có hệ thống hầm vô cùng phức tạp. Đây là một dinh lũy với đầy đủ ý nghĩa...”.

Còn riêng ở địa đạo 3 xã Tây Nam Bến Cát, tất cả mọi người dân 3 xã đều tham gia vào kỳ công này. Nhà nhà đào địa đạo, người người tham gia đào địa đạo, 3 xã Tây Nam như một công trường xây dựng... với sự lao động âm thầm mà quyết liệt, khẩn trương đó của 3 xã Tây Nam Bến Cát đã đi vào những câu ca dao quen thuộc: “Chồng vác thuổng, vợ vác leng. Con xách lồng đèn, con cón theo sau...”.

Những điều đó lý giải được tại sao lần đầu tiên trên thế giới, máy bay B52 tham gia chiến tranh lại chọn mục tiêu “Tam Giác Sắt” (ngày 18-6-1965, lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, 27 máy bay B52 xuất kích từ đảo GUAM, rải bom xuống ấp Bờ Cảng và Trảng Lớn, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát).

Vùng đất này đứng trước một trong 5 mũi tên của cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất của Mỹ trên chiến trường miền Nam.

Dựa vào địa đạo để ém giấu quân và ô ụ chiến đấu đã bố trí sẵn, nhân dân ở những vùng “Tam Giác Sắt” đã kiên cường bám trụ, khôn khéo luồn lách, đã giáng cho cả quân chủ lực Ngụy và quân viễn chinh Mỹ những đòn đau trong những cuộc hành quân càn quét của chúng... và nhân dân vùng “Tam Giác Sắt” đã bẻ gãy và loại bỏ được hàng ngàn tên địch, xe quân sự, xe cơ giới, máy bay, tàu chiến...

Sự hy sinh của nhân dân ở những vùng “Tam Giác Sắt” rất lớn. Biết bao chiến sĩ du kích dựa vào địa đạo, ô ụ chiến đấu đã lập công xuất sắc và trở thành dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt xe cơ giới...

Khi trên chiến trường còn nóng bỏng khói lửa cuộc hành quân. Quân khu Sài Gòn - Gia Định tổ chức Đại hội dũng sĩ diệt Mỹ đầu tiên, tuyên dương, tặng danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, diệt xe cơ giới, diệt máy bay cho các cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Những người nông dân  trở thành những dũng sĩ nổi tiếng: Nguyễn Văn Nì, Võ Thị Gừng, Nguyễn Thị Nê... riêng ở Sông Bé có dũng sĩ diệt Mỹ 14 tuổi Hồ Văn Mên. Đại hội  đã rút ra 10 kết luận về khả năng đánh Mỹ của lực lượng chiến tranh nhân dân tại chỗ. Với tư tưởng “Cứ đánh Mỹ rồi sẽ tìm ra cách thắng Mỹ”, đó là 10 kinh nghiệm đầu tiên trở thành tư tưởng, phương châm, phương thức thắng Mỹ của chiến tranh nhân dân, cho toàn chiến trường miền Nam nói chung và miền Đông Nam bộ nói riêng.

Nhân dân địa đạo ở những vùng “Tam Giác Sắt” không những đã loại bỏ được Sư đoàn 1 “Anh Cả Đỏ”, Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” mà còn giáng cho quân đội Mỹ phải đau đầu khi ở vùng “Tam Giác Sắt” này.

Vành đai diệt Mỹ Củ Chi là vành đai điển hình, lớn nhất trên chiến trường miền Nam, nơi tập trung nhiều nhất các loại hình chiến tranh nhân dân...

 Và cuộc hành quân của Mỹ trên đất miền Đông Nam bộ với ý định:

“Bóc vỏ mặt đất, bới tung địa đạo Củ Chi”, “Tiêu diệt” hoặc ít nhất “Trục xuất” Bộ Tư lệnh Sài Gòn - Gia Định và quân giải phóng khỏi “Tam Giác Sắt”, “Xóa Bến Súc trên bản đồ”... Bên cạnh máy bay ném bom chiến lược B52, lực lượng công binh, hóa học được huy động đến... Đây là cuộc hành quân tàn bạo, ác liệt nhất của quân viễn chinh Mỹ trên vùng Bắc Sài Gòn. Nhưng nhân dân ở  vùng “Tam Giác Sắt” đã phân tán lực lượng, địa đạo chiến, thực hiện điều mà các chỉ huy Mỹ phải đau đầu. Và “Tam Giác Sắt” đã loại khỏi vòng chiến hơn 3.000 tên địch.

Không chinh phục được trái tim, khối óc của nhân dân ta, không “bình định” được ý định đặc biệt mà quân viễn chinh đề ra, mà trái lại, những nơi đặc biệt vẫn là “Thánh địa” của Việt cộng, là khu vực “Tam Giác Sắt” và là nỗi kinh hoàng cho cả quân

Ngụy và quân viễn chinh Mỹ khi nhắc tới vùng đất này. Chính vì thế, Mỹ - Ngụy đã hủy diệt vùng “Tam Giác Sắt” bằng máy cày Rona, xích xe tăng, xe ủi và bom Napan. Biến địa hình này thành “Biển lửa khổng lồ”, triệt phá địa hình, “Cây cối và bụi rậm đều bị đốt cháy, Việt cộng không còn nơi ẩn nấp”. Nhưng rồi cuối cùng còn lại ở đây lại là “Họ có thể trói chặt ngày càng nhiều quân Mỹ vào công tác phòng thủ”. Và là nỗi khiếp sợ của quân viễn chinh Mỹ khi nhắc đến  địa danh nổi tiếng với 3 từ: “Tam Giác Sắt”.
 tap4_su thu thach trong vung tam giac sat_gqgtvt.mkv.001
tap4_su thu thach trong vung tam giac sat_gqgtvt.mkv.002



[▼/▲] Emoticons

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để gửi Nhận xét đến trang blog của tôi. Hy vọng bạn vẫn thường xuyên đóng góp để blog ngày càng phong phú hơn !
Tác giả : NGQ